Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0 đến 18 tuổi chuẩn WHO

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho trẻ từ 0 đến 18 tuổi

Được đồng hành cùng con từ những bước đi chập chững đầu tiên đến lúc trưởng thành là niềm vui của các bậc phụ huynh. Cùng với sự trưởng thành đó là sự thay đổi liên tục về chiều cao, cân nặng – một điều mà cha mẹ rất quan tâm. Vậy chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ theo từng lứa tuổi là bao nhiêu? Làm sao cho con có cân nặng, chiều cao đạt chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo WHO cùng Nhà thuốc Minh Trang.

Vì sao cần theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ?

Theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ
Theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ
Tham khảo sản phẩm bổ sung Canxi hỗ trợ tăng chiều cao cho bé: Calci Babykid là sản phẩm gì? Giá bao nhiêu? Có tốt không? 

Mỗi một đứa trẻ sinh ra, lớn lên đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau và tất cả các thời kỳ đều rất quan trọng. 

Chiều cao và cân nặng là 2 yếu tố hàng đầu đại diện cho sức khỏe của bé ở mỗi thời kỳ. Theo dõi sát sao cân nặng và chiều cao của bé để biết được bé có thiếu cân hay bị suy dinh dưỡng không để có thể kịp thời bổ sung dưỡng chất, thay đổi khẩu phần ăn cho bé. Hoặc nếu bé đang có tình trạng thừa cân thì ba mẹ có thể xây dựng những buổi tập luyện, hoạt động thể dục thể thao.

Ngoài ra mẹ có thể thông qua số đo chiều cao, cân nặng để xem xét xem chế độ ăn hàng ngày đã hợp lý hay chưa, có cần thay đổi hay không.

Việc so sánh chỉ số cân nặng, chiều cao của con với tiêu chuẩn có thể giúp mẹ phản ứng kịp thời với những dấu hiệu bất thường từ trẻ để có hướng điều chỉnh nhanh chóng, phù hợp.

Hướng dẫn đo chiều cao, cân nặng của bé 

Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ là vấn đề mà các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhưng không phải ai cũng có các kỹ năng đo chiều cao và cân nặng của trẻ thật chính xác. Hãy cùng Nhà thuốc Minh Trang tìm hiểu cách đo 2 chỉ số trên một cách chuẩn xác sau đây.

Đo chiều cao

Cách đo chiều cao cho bé
Cách đo chiều cao cho bé

Đối với trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi

Ở độ tuổi này bạn nên đo chiều cao bé ở tư thế nằm. Đặt bé ở nơi không gồ ghề, bằng phẳng, chuẩn bị thước độ chuyên dụng có độ chia nhỏ nhất bé để kết quả được chính xác.

Ba mẹ bỏ hết mũ, nón, giày dép của bé khi đo. Trong quá trình đo cần có 2 người hỗ trợ, một người giữa đầu bé, người còn lại giữ thẳng chân bé sao cho bàn chân thẳng đứng.

Khi đo ba mẹ cần trấn an bé, tránh để bé quấy khóc làm sai lệch kết quả đo. Sau khi bé nằm ổn định, đầu sẽ ngang với cạnh trên của thước đo, người giữ chân sẽ trượt thanh trượt đến chân bé và đọc số đo.

Đối với trẻ từ 2 tuổi đến 18 tuổi

Thưởng ở tuổi này, chiều cao của bé sẽ đo ở tư thế đứng. Bạn có thể sử dụng các loại vật dụng như thước dây, thước gỗ hay thước cố định trên tường.

Khi đo cho bé đứng thẳng, người áp vào tường, bỏ hết giày dép, mũ nón, hai mắt nhìn thẳng, hai tay xuôi hai bên. Ba mẹ có thể dùng tấm bảng phẳng, mỏng áp sát vào đỉnh đầu bé, vuông góc với thước đo rồi đọc chỉ số.

Đo cân nặng

Đo cân nặng cho bé sơ sinh
Đo cân nặng cho bé sơ sinh

Trước khi cho bé lên cân mẹ cần cởi bỏ áo khoác, giày dép, những vật nặng để tránh kết quả cân bị sai lệch. 

Mẹ thể sử dụng cân đồng hồ hoặc cân điện tử để đo cân nặng cho bé. Để bé bước lên cân, đợi một thời gian ổn định rồi đọc kết quả đo.

Với trẻ sơ sinh thì mẹ sử dụng cân chuyên dụng, đặt bé lên cân một cách an toàn, chờ cân ổn định rồi đọc kết quả.

Cân điện tử sẽ có độ chia nhỏ hơn cũng như độ chính xác cao hơn, báo luôn kết quả số về màn hình so với cân kim. Còn với cân đồng hồ khi nhìn cân ba mẹ cần chú ý quan sát để tránh đọc nhầm kết quả.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 đến 18 tuổi

Chiều cao, cân nặng của bé sẽ thay đổi nhanh hay chậm tùy vào từng giai đoạn. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi của 2 chỉ số trên qua 3 giai đoạn sau.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ 0 đến 2 tuổi

Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ từ 0 đến 2 tuổi
Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ từ 0 đến 2 tuổi

Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi là một trong 2 giai đoạn thể chất của bé phát triển vượt trội. Theo tổ chức Y tế (WHO) 1000 ngày đầu đời kể từ lúc bào thai là quãng thời gian vàng phát triển chiều cao và thể chất của trẻ. Nếu được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bé có thể tăng 25cm trong năm đầu và khoảng 10cm/năm trong năm tiếp theo. 

Giai đoạn bé dưới 12 tháng tuổi có tốc độ phát triển nhanh nhất so với những giai đoạn khác. Thông thường, bé sẽ có cân nặng gấp 2 lần cân nặng sơ sinh trong 4 – 5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh khi bé được 1 tuổi.

Giai đoạn này quyết định đến 60% sự tăng trưởng chiều cao và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng của trẻ. Vì vậy, chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 – 2 tuổi được giám sát chặt chẽ và theo dõi theo từng tháng.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé từ 2 đến 10 tuổi

Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ từ 2 đến 10 tuổi
Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ từ 2 đến 10 tuổi

Sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ khoảng 6.2cm/năm và mật độ xương cũng chỉ tăng khoảng 1%/năm dù là ở bé trai hay bé gái. Ở giai đoạn này ba mẹ cần xây dựng cho bé chế độ ăn hợp lý để làm nền tảng cho sự phát triển chiều cao, cân nặng giai đoạn dậy thì sau này.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé từ 10 đến 18 tuổi

Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ từ 10 đến 18 tuổi
Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ từ 10 đến 18 tuổi

Là một trong 2 giai đoạn tăng trưởng vượt trội của bé, quãng thời gian này đánh dấu sự thay đổi trong cơ thể của bé. Ngoài chiều cao, cân nặng tăng trưởng vượt trội mà tâm sinh lý của bé cũng sẽ thay đổi, dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài. Nên ba mẹ cần chú ý chăm sóc và làm bạn với con để bé có thể đạt được chiều cao, cân nặng chuẩn cũng như ổn định về đời sống tinh thần, tâm lý.

Cách đọc bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn

Như chúng ta thấy ở trên ngoài cân nặng, chiều cao chuẩn WHO theo từng lứa tuổi thì ở bảng còn những chỉ số khác. Vậy các thông số -2SD, +2SD, TB là gì, hãy cùng tìm hiểu sao đây.

  • TB có nghĩa là trung bình, đây là thông số thể hiện chiều cao, cân nặng trung bình theo tiêu chuẩn WHO.
  • -2SD được gọi là chỉ số dưới, được định nghĩa là mức chiều cao, cân nặng tối thiểu đạt chuẩn WHO của bé ở lứa tuổi đó. Nếu bé có chỉ số đo được bé hơn thông số này thì có thể bé bị thiếu cân, thấp còi hoặc suy dinh dưỡng.
  • +2SD được gọi là chỉ số trên, là mức chiều cao, cân nặng tối đa đặt chuẩn của bé ở lứa tuổi đó. Nếu trẻ có nặng hơn hoặc cao hơn mức này thì có thể bé đang béo phì hoặc quá cao.

Kết hợp đánh giá sự phát triển của trẻ qua thông số BMI

Công thức tính chỉ số BMI
Công thức tính chỉ số BMI

Tùy đặc thù từng châu lục, vùng miền mà bé sẽ có chiều cao, cân nặng khác nhau. Để góp phần nhận định chính xác sự phát triển của con, ba mẹ có thể kết hợp sử dụng thông số BMI để đánh giá mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao của trẻ từ 5 đến 18 tuổi.

BMI = Cân nặng /(Chiều cao x Chiều cao)

Trong đó:

  • Cân nặng có đơn vị là kg
  • Chiều cao có đơn vị là mét

Sau khi tính được chỉ số BMI của bé, chúng ta có thể so sánh với 1 trong 2 thông số sau:

  • BMI WHO: là chỉ số BMI theo chuẩn nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới.
  • BMI IDI & WPRO: chỉ số BMI chuẩn dành riêng cho người châu Á. Bạn có thể cân nhắc ưu tiên sử dụng chỉ số chuẩn này để đánh giá chiều cao, cân nặng của bé. Vì theo thực tế thể trạng, 2 chỉ số này của người Việt Nam cũng thấp hơn so với trung bình chung thế giới.
Phân loại BMI IDI & WPRO  BMI WHO
Gầy <18.5 <18.5
Bình thường 18.5 – 22.9 18.5 – 24.9
Thừa cân 23 25
Tiền béo phì 23 – 24.9 25-29.9
Béo phì cấp độ I 25 – 29.9 30-34.9
Béo phì cấp độ II 30 35-39.9
Béo phì cấp độ III >40  >40

Lưu ý khi theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ

Khi theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ để so sánh với chuẩn thì các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Đo cân nặng thì đo vào buổi sáng, lúc bé chưa ăn để có kết quả chính xác.
  • Chuẩn bị một cuốn sổ ghi chép chiều cao, cân nặng của con qua từng tháng để tiện theo dõi sự khác biệt.

Để con có chiều cao, cân nặng đạt chuẩn ba mẹ cũng cần cố gắng cho bé sống trong môi trường trong lành, dễ chịu và tràn ngập tình yêu thường vì nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé. Các bậc phụ huynh cũng không cần quá áp lực vì chiều cao, cân nặng của con chưa đạt chuẩn. Vì chúng ta có thể cải thiện nó thông qua nhiều biện pháp cũng như mỗi bé có một thể trạng, chỉ số phát triển khác nhau. 

Bảng chiều cao cũng như cân nặng chuẩn ở trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo, chỉ cần con khỏe mạnh, hoạt bát và vui vẻ là ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Hãy cùng đón xem những bài viết hữu ích tại Nhà thuốc Minh Trang trong kỳ tới!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *