Theralene Siro là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Cách dùng, liều dùng?
1 đã bán
Theralene siro là thuốc dùng để điều trị triệu chứng của một số bệnh dị ứng như viêm mũi, viêm kết mạc, nổi mề đay. Ngoài ra, thuốc còn dùng để giảm ho khan, ho do kích ứng.
- Số đăng ký: VD-32209-19.
- Dạng bào chế: Siro.
- Đóng gói sản phẩm: Hộp 1 lọ 90ml.
Nổi mề đay, mẩn ngứa, ho do kích ứng,… là một số biểu hiện hay gặp của tình trạng dị ứng. Để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng này, nhiều bác sĩ, dược sĩ sử dụng thuốc chống dị ứng Histamin H1, trong đó bao gồm sản phẩm Theralene siro của hãng Sanofi. Để biết thêm các thông tin chi tiết về thuốc này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Minh Trang 1.
Siro Theralene là thuốc gì?

Siro Theralene[1]Tham khảo thông tin chung của thuốc Theralene tại DrugBank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Bộ y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Theralene&VD-32209-19. Ngày truy … Continue reading là thuốc không kê đơn dùng để điều trị triệu chứng của một số bệnh dị ứng như viêm mũi, viêm kết mạc, nổi mề đay. Ngoài ra, thuốc còn dùng để giảm ho khan, ho do kích ứng.
- Công ty sản xuất và đăng ký sản phẩm: Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam. Địa chỉ: Lô I-8-2, Đường D8, Khu công nghệ cao, phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp HCM.
- Số đăng ký: VD-32209-19.
- Dạng bào chế: Siro.
- Đóng gói sản phẩm: Hộp 1 lọ 90ml.
- Hạn sử dụng: 24 tháng.
Theralene Siro cho bé giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Theralene dạng siro lọ 90ml đang được bán lẻ trên thị trường với giá dao động khác nhau giữa các điểm bán.
Mua siro Theralene 90ml chính hãng ở đâu?
Thuốc Theralene dạng siro hiện có bán chính hãng tại Nhà thuốc Minh Trang 1 với cả 2 hình thức online và offline. Do đó, bạn có thể lựa chọn đến mua trực tiếp tại nhà thuốc nếu bạn ở gần nhà thuốc, địa chỉ: 34 P. Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội (xem bản đồ). Nếu bạn ở xa hoặc ngại đi lại, có thể đặt mua hàng bằng cách gọi đến số hotline: 096-290-6969 hoặc để lại tin nhắn ở website nhà thuốc để được đội ngũ dược sĩ giải đáp và tư vấn cho bạn.
Thành phần
Siro Theralene được tạo nên từ công thức gồm 0.045g hoạt chất Alimemazin (dạng Alimemazin tartrat) trong 90ml sản phẩm.
Ngoài ra, thuốc còn chứa các thành phần tá dược như: Nước tinh khiết, hương framboise, acid citric khan, nipasol, glycerin, caramel, ethanol 96, nipagin, đường tinh luyện (RE) và acid ascorbic vừa đủ.
Tác dụng và cơ chế tác dụng của thuốc

Tác dụng
Alimemazin là chất có tác dụng[2] Tham khảo thông tin tác dụng của Alimemazin tại Trang 160 – Dược thư Quốc gia 2018. Ngày tra cứu: 24/8/2022 kháng histamin và kháng serotonin mạnh. Ngoài ra, thuốc còn có các tác dụng khác bao gồm:
- Tác dụng an thần.
- Tác dụng chống nôn, giảm ho.
- Tác dụng kháng cholinergic.
Cơ chế tác dụng
- Alimemazin có tác dụng an thần do chẹn các thụ thể histamin H1 làm cho histamin không gắn vào được thụ thể của nó và do ức chế enzym phân hủy histamin là Histamin – N – methyltransferase. Ngoài ra, tác dụng an thần của Alimemazin còn bởi vì nó có tác dụng trên các thụ thể khác, đặc biệt là tác dụng đối kháng thụ thể serotoninergic.
- Alimemazin đối kháng với phần lớn các tác dụng dược lý của histamin (bao gồm mày đay, ngứa) do tác dụng chẹn các thụ thể histamin H1 ngoại vi làm cho histamin không gắn vào được thụ thể từ đó không gây ra các triệu chứng của dị ứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng tác dụng chống ngứa của Alimemazin là do tác dụng an thần gây ra nhiều hơn do tác dụng chẹn các thụ thể H1 ngoại vi. Ví dụ như trong một nghiên cứu về cơ chế hoạt động của thuốc chống ngứa đã đưa kết luận rằng: Tác dụng chống ngứa của các thuốc chống ngứa liên quan chủ yếu tác dụng an thần và thuốc đối kháng thụ thể H1 chỉ có tác dụng chống ngứa ngoại vi khi sự ngứa gây ra do việc giải phóng histamin[3] Tham khảo nghiên cứu về cơ chế hoạt động của thuốc chống ngứa tại Pubmed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6138120/. Ngày truy cập: 24/8/2022 .
- Tác dụng kháng cholinergic ngoại vi của Alimemazin mặc dù tương đối yếu nhưng việc nó gây ra các tác dụng phụ đã được ghi nhận như: táo bón, nhìn mờ, khô miệng, bí tiểu tiện.
Chỉ định của thuốc Theralene 90ml

Thuốc Theralene dạng siro 90ml được dùng cho người lớn và trẻ em trên 24 tháng tuổi và được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị triệu chứng của một số bệnh dị ứng như viêm mũi (theo mùa và không theo mùa,…), nổi mề đay, viêm kết mạc mắt.
- Giảm ho khan, ho do kích ứng nhất là ho về chiều và đêm.
- Người thỉnh thoảng mất ngủ (khi đi xa) và/hoặc thoáng qua (khi có một biến cố cảm xúc).
Chống chỉ định
Không dùng thuốc Theralene 90ml trong các trường hợp sau:
- Trẻ chưa đến 24 tháng tuổi.
- Người có tiền sử dị ứng với Alimemazin hoặc các thuốc kháng histamin khác.
- Người bị quá mẫn với các thành phần tá dược có trong công thức của siro Theralene.
- Người có tiền sử bị giảm đáng kể số lượng bạch cầu hạt khi dùng các phenothiazin khác.
- Bệnh nhân bị khó tiểu (do tuyến tiền liệt hoặc do nguyên nhân khác).
- Một số thể bệnh glôcôm.
Một số trường hợp thông thường không nên dùng nhưng khi cần thiết có thể dùng theo chỉ định của bác sĩ bao gồm:
- Người mang thai trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Người đang cho con bú.
- Trường hợp cần dùng kết hợp với sultopride.
Cách dùng của siro Theralene

- Đường dùng: Thuốc dùng đường uống.
- Thời điểm dùng: Nên dùng thuốc vào buổi tối vì thuốc có tác dụng gây buồn ngủ.
- Thời gian điều trị: Chỉ nên dùng vài ngày để điều trị triệu chứng. Khi dùng thuốc này để giảm ho thì chỉ nên dùng khi bị ho.
Liều dùng của thuốc Theralene dạng siro
Với tác dụng kháng histamin hoặc chống ho:
- Trẻ em > 24 tháng: Dùng 0.25 – 0.50ml/kg/lần.
- Người lớn: Uống 10 – 20ml/lần.
Có thể nhiều lần trong ngày trong trường hợp có nhu cầu với mức liều như trên. Tuy nhiên, không được uống quá 4 lần/ngày.
Với tác dụng trên giấc ngủ: Uống duy nhất một lần trước khi đi ngủ.
- Người lớn: Uống 10 – 40ml.
- Trẻ > 3 tuổi: Dùng 0.5 – 1ml/kg cân nặng.
- Trên từ 2 – 3 tuổi: Tham khảo ý kiến về liều dùng của bác sĩ, dược sĩ.
Quá liều và cách xử lý
Các triệu chứng của quá liều Alimemazin: Có thể gặp tình trạng rối loạn tri giác, co giật (nhất là trên trẻ em), buồn ngủ, hôn mê, tăng nhịp tim, hạ huyết áp và hạ thân nhiệt.
Điều trị: Điều trị triệu chứng tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Tác dụng không mong muốn

- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc: Buồn ngủ, giảm tỉnh táo, rối loạn trí nhớ, lú lẫn, giảm tập trung, chóng mặt (hay gặp ở người già), hội chứng ngoại tháp, ảo giác, khô miệng, táo bón, bí tiểu, hồi hộp, hạ huyết áp, rối loạn thị giác,…
- Một số tác dụng khác cần ngừng dùng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ như: Da mẫn cảm ánh nắng, nổi mẩn ngoài da, phù Quincke, giảm bạch cầu nghiêm trọng, giảm tiểu cầu bất thường, co giật, sốc phản vệ.
Tương tác thuốc
Tương tác với thực phẩm
Theralene có khả năng xảy ra tương tác với các thực phẩm[4] Tham khảo thông tin tương tác của Alimemazin với thực phẩm tại DrugBank Online: https://go.drugbank.com/drugs/DB01246. Ngày truy cập: 24/8/2022 sau:
- Rượu: Uống rượu hoặc các thức uống có cồn có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương từ đó làm tăng tác dụng an thần của Alimemazin.
- Uống thuốc này sau khi ăn có thể làm giảm buồn ngủ do thức ăn làm cho quá trình hấp thu Alimemazin diễn ra từ từ.
Tương tác với các thuốc khác

- Không phối hợp Theralene với các thuốc có khả năng gây phản ứng disulfiram với thành phần ethanol trong Theralene như: Chloramphenicol, Cefamandol, Cefoperazone, Latamoxef, Glipizide, Glibendamide, Chlorpropamide, Tolbutamide, Metronidazole, Procarbazine, Omidazole, Secnidazole, Tinidazole, Griseofulvine, Ketoconazole.
- Đặc biệt, không dùng Alimemazin với Sultoprid trừ khi có chỉ định của bác sĩ bởi nguy cơ dẫn đến rối loạn nhịp thất, trong đó bao gồm cả gây xoắn đỉnh.
- Cần thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng phối hợp Theralene với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác hoặc với Atropin và các chất có hoạt tính giống Atropin.
Thận trọng khi sử dụng
- Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đái tháo đường và người cần ăn chế độ ăn ít đường.
- Nếu có sốt và đi kèm hoặc không đi kèm với các dấu hiệu nhiễm khuẩn hay đổ mồ hôi, xanh tái cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Vì thuốc có nguy cơ làm tăng mẫn cảm với ánh nắng nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp sau:
- Người có bệnh thận hoặc gan mạn tính.
- Bệnh nhân có tiền sử co giật hay bệnh động kinh.
- Người có bệnh tim nặng.
- Người cao tuổi có các tình trạng: Chóng mặt. ngủ gật, táo bón hoặc có các rối loạn tuyến tiền liệt.
Ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai

Dữ liệu về việc sử dụng Alimemazin ở phụ nữ có thai là hạn chế, tuy nhiên thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm mà không có hậu quả rõ ràng. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên dùng thuốc này trong 3 tháng đầu và có thể dùng trong sau 6 cuối nếu dùng với thời gian ngắn và mức liều đúng với chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng với thời gian dài thuốc này có thể dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi như kéo dài thời gian chuyển dạ, có thể gây ra các tác dụng xấu đối với trẻ sơ sinh: hôn mê, trầm cảm và điểm Apgar thấp[5] Tham khảo ảnh hưởng của Alimemazin tới phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh tại EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12085/smpc. Ngày truy cập: 24/8/2022 .
Phụ nữ đang cho con bú
Thuốc bài tiết được vào sữa mẹ và có tính chất an thần có thể ảnh hưởng đến trẻ do đó nên lựa chọn thuốc khác nếu có thể, nếu không có thể cho con ngừng bú trong thời gian điều trị bằng Alimemazin tartrat.
Ảnh hưởng của Theralene siro lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Siro Theralene có tác dụng an thần, gây buồn ngủ và giảm tập trung do đó khi lái xe và vận hành máy móc bạn cần lưu ý và thận trọng.
Lưu ý khi sử dụng
- Không nên dùng thức uống có cồn hoặc thuốc khác có chứa cồn trong thời gian điều trị bằng Theralene.
- Để thuốc ở nơi có nhiệt độ không quá 30 độ C.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Ở bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về thuốc chống dị ứng Theralene của hãng Sanofi. Mong rằng, qua những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về sản phẩm khi chọn mua và sử dụng.
Tài liệu tham khảo[+]
↑1 | Tham khảo thông tin chung của thuốc Theralene tại DrugBank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Bộ y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Theralene&VD-32209-19. Ngày truy cập: 24/8/2022 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thông tin tác dụng của Alimemazin tại Trang 160 – Dược thư Quốc gia 2018. Ngày tra cứu: 24/8/2022 |
↑3 | Tham khảo nghiên cứu về cơ chế hoạt động của thuốc chống ngứa tại Pubmed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6138120/. Ngày truy cập: 24/8/2022 |
↑4 | Tham khảo thông tin tương tác của Alimemazin với thực phẩm tại DrugBank Online: https://go.drugbank.com/drugs/DB01246. Ngày truy cập: 24/8/2022 |
↑5 | Tham khảo ảnh hưởng của Alimemazin tới phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh tại EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12085/smpc. Ngày truy cập: 24/8/2022 |
Sản phẩm tương tự
Hỗ trợ chức năng gan thận
23 đã bán
11 đã bán
0 đã bán
0 đã bán
11 đã bán
0 đã bán
