Thuốc Lacipil 4mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tác dụng, Cách dùng
0 đã bán
Lacipil 4mg là thuốc kê đơn, được sản xuất tại Hoa Kỳ, chứa hoạt chất chính là Lacidipin, được dùng để chỉ định điều trị tăng huyết áp.
Thuốc có thể được kê đơn điều trị đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
Tăng huyết áp nếu không được phát hiện, kiểm soát sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong. Hiện nay, thuốc được các bác sĩ chỉ định điều trị tăng huyết áp phải kể đến là thuốc Lacipil 4mg. Vậy hãy cùng Nhà Thuốc Minh Trang 1 tìm hiểu thuốc Lacipin 4mg giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? Mua ở đâu?
Thuốc Lacipil 4mg là thuốc gì?
Lacipil 4mg [1]Thông tin thuốc Lacipin 4mg tra cứu tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y Tế. Link tham khảo: … Continue reading là thuốc kê đơn chứa hoạt chất chính Lacidipin, được dùng để điều trị tăng huyết áp đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
- Nhà sản xuất: Glaxo Wellcome, S.A tại adress Avenida de Extremadura 3 Aranda de Duero Burgos, 9400 Spain.
- Công ty nhập khẩu: Công ty TNHH Dược Phẩm GSK Việt Nam tại địa chỉ: Phòng 702 và 703, Tầng 7, Tòa nhà Metropolitan Tower, số 235 đường Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số đăng ký: VN-19170-15.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên.
- Hạn sử dụng: 24 tháng.
Thuốc Lacipil 4mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Lacipil 4mg chính hãng hiện đang được bán tại Nhà Thuốc Minh Trang 1 – một trong những nhà thuốc uy tín tại thành phố Hà Nội.
Quý khách có thể đến mua thuốc Lacipil 4mg trực tiếp tại nhà Thuốc ở địa chỉ: Số 34 phố Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội (Xem chỉ đường)
Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với nhà thuốc chúng tôi để biết chính xác giá thuốc Lacipil 4mg qua website chính thức hoặc số hotline: 096.290.6969.
Thành phần
Mỗi viên nén bao phim Lacipil 4mg chứa các thành phần với hàm lượng như sau:
- Hoạt chất chính: Lacidipine 4mg.
- Tá dược: Lactose, Magnesi stearat, Povidon K30, Opadry White YS-1-18043 vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Lacipil 4mg
Thuốc Lacipil chứa hoạt chất chính là Lacidipin[2] Theo PubMed, “Lacidipine: a review of its use in the management of hypertension”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14524737/. Ngày truy cập: 20/8/2023. – một chất đối kháng với kênh calci. Lacipin đối kháng mạnh, đặc hiệu và có tác dụng chọn lọc cao với kênh calci ở cơ trơn mạch máu. Từ đó, thuốc có tác dụng chính là giãn tiểu động mạch ngoại biên, giảm kháng lực mạch máu ngoại biên và giảm huyết áp.
Ngoài ra, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, điều trị bằng Lacipil có hiệu quả thay đổi đáng kể độ dày lớp nội trung mạc của động mạch cảnh, phù hợp với tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch của thuốc.
Chỉ định
Viên bao phim Lacipil 4mg được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Điều trị tăng huyết áp.
- Kết hợp với các thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn beta.
Cách dùng – Liều dùng thuốc Lacipil 4mg
Cách dùng
- Lacipil viên nén 4mg được dùng đường uống.
- Bạn nên nuốt nguyên viên với một cốc nước, uống cùng hoặc không cùng với thức ăn.
- Để tránh quên liều, bạn nên cố định thời điểm uống thuốc mỗi ngày, tốt nhất nên uống vào buổi sáng.
Liều lượng Lacipil 4mg
- Liều khởi đầu điều trị là 2mg x 1 lần/ngày.
- Liều điều trị tăng huyết áp nên được điều chỉnh theo mức độ nặng của bệnh và đáp ứng của từng cá thể bệnh nhân.
- Sau một thời gian theo dõi bệnh nhân, có thể tăng liều lên 4mg và nếu cần thiết tăng lên đến 6mg để đạt được đầy đủ tác dụng dược lý của thuốc. Trong thực tế lâm sàng, thời gian này không dưới 3 đến 4 tuần trừ khi tình trạng bệnh trên lâm sàng của bệnh nhân đòi hỏi tăng liều nhanh hơn.
- Có thể duy trì liều điều trị mà không giới hạn thời gian.
Đối với bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ và vừa. Chưa có đủ dữ liệu để khuyến cáo sử dụng thuốc Lacipil trên bệnh nhân suy gan nặng.
Đối với bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều đối với những bệnh nhân suy thận do dược chất lacidipine không bài tiết qua thận.
Đối với trẻ em: Chưa có kinh nghiệm điều trị bằng lacidipine ở trẻ em.
Đối với người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều trên đối tượng này.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Lacipil 4mg trong trường hợp sau:
- Bệnh nhân quá mẫn dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược.
- Giống như các thuốc nhóm dihydropyridin khác, Lacipil không được dùng cho bệnh nhân hẹp động mạch chủ nặng.
Thận trọng
Cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Lacipil 4mg cho những trường hợp sau:
- Trong các nghiên cứu chuyên ngành, không cho thấy lacidipine có tác động trên chức năng tự phát của nút xoang nhĩ hoặc gây ra kéo dài dẫn truyền tại nút nhĩ thất. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, một thuốc đối kháng calci có khả năng tác động lên hoạt động của nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. Do vậy, nên thận trọng khi dùng thuốc Lacipil ở những bệnh nhân có tiền sử bất thường trong hoạt động của nút nhĩ thất và nút xoang nhĩ.
- Thận trọng khi dùng thuốc Lacipil ở những bệnh nhân có dự trữ tim kém, có khoảng QT kéo dài bẩm sinh hay mắc phải hoặc bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim.
- Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc Lacipil với các thuốc gây kéo dài khoảng QT đã biết như thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I và nhóm III, thuốc kháng sinh (như erythromycin) và thuốc kháng histamin (như terfenadin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng, một vài thuốc chống loạn thần.
- Thận trọng khi dùng thuốc Lacipil ở những bệnh nhân suy gan do có thể gây tăng tác dụng hạ huyết áp.
Tác dụng phụ của thuốc Lacipil 4mg
Lacipil 4mg thường được dung nạp tốt. Một vài cá thể bệnh nhân có thể gặp tác dụng không mong muốn nhẹ liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, đó là gây giãn mạch ngoại biên. Tác dụng phụ này thường thoáng qua và biến mất khi tiếp tục dùng Lacipil với liều tương tự.
Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Lacipil 4mg:
Thường gặp:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Hệ tim mạch: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, đỏ bừng.
- Hệ tiêu hóa: Khó chịu dạ dày, nôn mửa.
- Da và mô mềm: Phát ban, ban đỏ, ngứa rát.
- Thận và hệ tiết niệu: Tiểu nhiều.
- Suy nhược, phù.
Ít gặp:
- Hệ tim mạch: Làm nặng thêm cơn đau thắt ngực tiềm ẩn, hạ huyết áp, ngất.
- Tăng sản nướu răng.
Hiếm gặp:
- Rối loạn tâm thần: Trầm cảm.
- Hệ thần kinh: Run.
- Rối loạn trên da và các mô dưới da: Phù mạch, mày đay.
Tương tác thuốc
Dưới đây là một số tương tác có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Lacipil 4mg phối hợp với các thuốc khác:
- Khi sử dụng Lacipil kết hợp với các thuốc được biết có tác dụng hạ huyết áp khác, bao gồm cả những thuốc điều trị tăng huyết áp (như chẹn beta, thuốc lợi tiểu hay ức chế men chuyển angiotensin) có thể dẫn đến làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định được các vấn đề tương tác đặc hiệu giữa Lacipil với các thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng (như lợi tiểu và chẹn beta) hoặc với digoxin, warfarin hoặc tolbutamid.
- Nồng độ Lacidipil trong huyết tương có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời với thuốc Cimetidin.
- Giống như các thuốc thuộc nhóm dihydropyridin khác, không nên uống Lacipil cùng với nước bưởi chùm do có thể bị thay đổi sinh khả dụng.
- Trong những nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân ghép thận dùng cyclosporin, khi điều trị tăng huyết áp bằng Lacipil sẽ làm đảo ngược tình trạng giảm lưu lượng huyết tương ở thận và tốc độ lọc cầu thận do thuốc Cyclosporin gây ra.
- Lacidipine được chuyển hóa nhờ cytochrom CYP3A4 và do vậy, khi dùng đồng thời với các chất cảm ứng và ức chế mạnh CYP3A4 có thể gây ảnh hưởng tới sự chuyển hóa và thải trừ lacidipine.
Quá liều và cách xử trí
Chưa có báo cáo về biểu hiện khi dùng quá liều Lacipil. Thường gặp giãn mạch ngoại biên kéo dài liên quan đến tình trạng hạ huyết áp và nhịp tim nhanh.
Trên lý thuyết có thể xảy ra tình trạng nhịp tim chậm hay kéo dài sự dẫn truyền nhĩ thất.
Ảnh hưởng của thuốc Lacipil 4mg trên phụ nữ có thai và cho con bú
Đối với phụ nữ có thai:
Không có dữ liệu về tính an toàn của thuốc Lacipil ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật, không cho thấy tác dụng gây quái thai hay làm chậm phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nên xem xét khả năng thuốc Lacipil có thể gây giãn cơ tử cung ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai đủ tháng.
Vì vậy, chỉ nên dùng Lacipil cho phụ nữ có thai khi lợi ích điều trị mang lại cho mẹ vượt trội tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Đối với phụ nữ cho con bú:
Nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật cho thấy Lacidipin (hoặc các chất chuyển hóa của nó) có thể được bài tiết vào sữa mẹ. Chỉ nên sử dụng Lacipil cho người mẹ đang cho con bú khi khi xem xét được lợi ích điều trị mang lại cho mẹ vượt trội tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với trẻ sơ sinh.
Ảnh hưởng của thuốc Lacipil 4mg lên người lái xe và vận hành máy móc
Không có báo cáo về việc sử dụng thuốc Lacipil trên các đối tượng này. Tuy nhiên, có thể gặp phải tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt trong quá trình sử dụng thuốc nên cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng
- Lacipil 4mg là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng thuốc khi có sự kê đơn của bác sĩ.
- Nếu dùng liều 2mg (tức là một nửa viên) thì nên bảo quản nửa viên thuốc còn lại trong vỉ của nó và dùng trong vòng 48 giờ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lacipil 4mg mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý vị. Hi vọng, các thông tin này hữu ích đối với quý vị trong quá trình tìm hiểu cũng như sử dụng thuốc.
Tài liệu tham khảo[+]
↑1 | Thông tin thuốc Lacipin 4mg tra cứu tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y Tế. Link tham khảo: https://cdn.drugbank.vn/1554994637992_Nh%C3%A3n%2091_1281-1290.pdf. Ngày truy cập: 20/8/2023. |
---|---|
↑2 | Theo PubMed, “Lacidipine: a review of its use in the management of hypertension”. Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14524737/. Ngày truy cập: 20/8/2023. |
Sản phẩm tương tự
Thuốc điều trị huyết áp
Thuốc Lisonorm 5/10 giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Có tác dụng gì?
3 đã bán
Thuốc điều trị huyết áp
Thuốc Savi Telmisartan 40 giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tác dụng?
10 đã bán
Thuốc điều trị huyết áp
Thuốc Plendil Plus giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Mua ở đâu uy tín?
2 đã bán
Thuốc điều trị huyết áp
Thuốc Combizar 50mg/12.5mg giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Có tác dụng gì?
0 đã bán
Thuốc điều trị huyết áp
0 đã bán