Thuốc Ziptum 300mg giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? Tác dụng phụ?
10 đã bán
Ziptum là thuốc kê đơn dùng theo đường uống với thành phần chính là hoạt chất Cefdinir, được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi.
- Đối với người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm phế quản mạn tính, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm da và mô mềm không có biến chứng.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi: Viêm tai giữa nặng, viêm da và mô mềm không có biến chứng.
Các bệnh lý do các chủng vi khuẩn gây ra như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,… luôn gây ra các cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu các tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề với sức khỏe người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Ziptum là một trong những thuốc được bác sỹ kê đơn để điều trị các tình trạng bệnh lý này. Vậy Ziptum là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu? Cùng tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm này thông qua bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Minh Trang 1.
Ziptum là thuốc gì?
Ziptum [1]Tham khảo thông tin thuốc Ziptum tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành dược – Bộ y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Ziptum&VN-17789-14. Ngày truy cập 7/1/2024 là thuốc kê đơn dùng theo đường uống với thành phần chính là hoạt chất Cefdinir, được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi.
- Xuất xứ: Ấn Độ.
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh.
- Nhà sản xuất: Maxim Pharmaceuticals Pvt. Ltd. có địa chỉ tại Plot No. 11 & 12, gat No. 1251-1261, Markal, Khed, Pune 412 105, Maharashtra state Ấn Độ.
- Nhà đăng kí: SRS Pharmaceuticals Pvt. Ltd. tại địa chỉ 602, 6th Floor, Marathon Max Bldg No.2, L.B.S Marg, Mulund Goregaon Link Road, Mulun (W), Mumbai – 4000 080 Ấn Độ
- Số đăng ký thuốc Ziptum: VN-17789-14.
- Dạng bào chế: Viên nang cứng.
- Quy cách đóng gói: Hộp chứa 20 viên nang gồm 10 viên x 2 vỉ.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất in trên thuốc Ziptum.
Thuốc Ziptum 300mg giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?
Thuốc Ziptum 300mg giá bán tại Nhà Thuốc Minh Trang 1 là 175.000VNĐ/ Hộp chứa 20 viên. Giá bán thuốc có thể có sự chênh lệch tùy cơ sở kinh doanh nhưng mức giá chênh lệch là không đáng kể.
Nhà thuốc Minh Trang 1 là một trong những cơ sở uy tín để bạn tìm mua mua thuốc Ziptum. Chúng tôi luôn cam kết sản phẩm chính hãng 100%, có giấy tờ đầy đủ cùng giá cả hợp lý. Ngoài ra, chúng tôi còn có đội ngũ dược sĩ nhà thuốc có chuyên môn, hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.
Bạn có thể đến mua sản phẩm trực tiếp tại địa chỉ: Số 34 Phố Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (Xem chỉ dẫn trên bản đồ). Ngoài ra, bạn có thể mua hàng online bằng cách truy cập website chính thức nhà thuốc hoặc liên hệ với số điện thoại hotline 096.290.6969.
Thành phần Ziptum
Thành phần chính có trong 1 viên thuốc điều trị nhiễm khuẩn Ziptum bao gồm:
- Cefdinir 300mg.
- Các tá dược được bổ sung bao gồm: Croscarmellose Sodium, Microcrystalline Cellulose, Colloidal Silicon Dioxide, Magie Stearate, Sodium lauryl sulfat, Talc vừa đủ một viên.
Thuốc Ziptum có tác dụng gì?
Thuốc Ziptum là kháng sinh thuộc nhóm thuốc Cephalosporin thế hệ thứ ba. [2]Tìm hiểu thêm về cơ chế tác dụng của Cefdinir tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24794905/, ngày tham khảo: 6/1/2024.
Cơ chế tác dụng của Cefdinir là ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Các kháng sinh nhóm này có khả năng acyl hóa các D- Alanin transpeptidase, ức chế giai đoạn cuối cùng của giai đoạn tổng hợp vách tế bào vi khuẩn( giai đoạn tạo liên kết ngang giữa các peptidoglycan với nhau). Quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bị ngừng lại. Vi khuẩn không có vách ở ngoài cùng che chở sẽ bị tiêu diệt.
Cefdinir có hoạt tính phổ rộng với các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Đặc biệt, khi so sánh với các cephem khác dùng đường uống thì Cefdinir còn có hiệu lực chống lại các vi khuẩn Gram dương như Streptococcus sp., Staphylococcus sp. . Ngoài ra nó còn có hiệu lực tốt đối với các vi khuẩn tiết Beta- lactamase.
Chỉ định
Tác dụng của Ziptum được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn ở các mức độ khác nhau do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra:
Đối với trường hợp người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng do các chủng Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus parainfluenzae, Moraxiella catarrhalis gây ra.
- Viêm phế quản mạn tính do các chủng vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus parainfluenzae, Moraxiella catarrhalis gây ra.
- Viêm xoang do các chủng Streptococcus pneumoniae, Moraxiella catarrhalis gây ra.
- Viêm họng/ viêm amidan do chủng vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra.
- Viêm da và mô mềm không có biến chứng do các chủng Streptococcus pyogene và Staphylococcus aureus gây ra.
Đối với trường hợp trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi:
- Viêm tai giữa nặng do các chủng vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moraxiella catarrhalis gây ra.
- Viêm da và mô mềm không có biến chứng do các chủng vi khuẩn Streptococcus pyogene và Staphylococcus aureus gây ra.
Chống chỉ định
Thuốc Ziptum 300 được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc Ziptum.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
- Ziptum được bào chế dưới dạng viên nang nên được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh không nên bẻ, ngậm, nhai viên thuốc vì có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc trong cơ thể.
- Không uống kèm thuốc Ziptum với thức ăn
Liều dùng
Liều dùng cho tất cả các nhiễm khuẩn là 600mg/ ngày và được sử dụng điều trị trong 10 ngày.
Kiểu viêm nhiễm | Liều dùng | Thời gian điều trị |
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi | ||
Viêm phổi mắc phải từ cộng đồng | 300mg mỗi 12 tiếng | 10 ngày |
Viêm phổi mãn tính nặng | 300mg mỗi 12 tiếng hoặc 600mg mỗi 24 tiếng | 10 ngày |
Viêm xoang | 300mg mỗi 12 tiếng hoặc 600mg mỗi 24 tiếng | 10 ngày |
Viêm họng/ viêm amidan | 300mg mỗi 12 tiếng hoặc 600mg mỗi 24 tiếng | 5 ngày hoặc 10 ngày |
Viêm da và mô mềm không có biến chứng | 300mg mỗi 12 tiếng | 10 ngày |
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi | ||
Viêm tai giữa nặng | 7 mg/kg mỗi 12 tiếng hoặc 14 mg/kg mỗi 24 tiếng | 5 ngày tới 10 ngày hoặc 10 ngày |
Viêm xoang nặng | 7 mg/kg mỗi 12 tiếng hoặc 14 mg/kg mỗi 24 tiếng | 10 ngày |
Viêm họng/ viêm amidan | 7 mg/kg mỗi 12 tiếng hoặc 14 mg/kg mỗi 24 tiếng | 5 ngày tới 10 ngày hoặc 10 ngày |
Viêm da và cấu trúc da không có biến chứng | 7 mg/kg mỗi 12 tiếng | 10 ngày |
Với các bệnh nhân suy thận:
- Người lớn: Độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút, liều dùng là 300mg/ lần x 1 lần/ ngày.
- Bệnh nhân nhi: Độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút/ 1.72 m2 với liều dùng là 7mg/ kg/ ngày/ lần( có thể lên đến 300mg).
Với bệnh nhân thẩm tách máu:
Do thẩm tách máu làm thải trừ Cefdinir từ cơ thể nên với các bệnh nhân thẩm tách mạn tính liều khởi đầu là 300mg và duy trì ở liều 7 mg/ kg.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn của thuốc Ziptum 300mg:
- Rối loạn đường tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng nghiêm trọng, viêm đại tràng có màng giả biểu hiện bằng triệu chứng phân có máu.
- Choáng: Có thể gặp tình trạng choáng khi sử dụng sản phẩm. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận khi gặp bất kỳ triệu chứng như cảm giác khó chịu, khó chịu tại khoang miệng, chóng mặt, thở khò khè, muốn đi đại tiện, ù tai hoặc toát mồ hôi.
- Phản ứng phản vệ: Có thể gặp các phản ứng phản vệ như khó thở, phù mạch, mày đay, cơn bừng nóng lan tỏa).
- Rối loạn ngoài da: Có thể gặp hội chứng Lyell, hội chứng Stevens- Johnson.
- Rối loạn về huyết học: Có thể gặp tình trạng giảm huyết cầu toàn thể, mất bạch cầu hạt, giảm số lượng tiểu cầu.
- Viêm phổi hoặc hội chứng PIE: Có thể gặp hội chứng PIE hoặc bệnh viêm phổi kẽ.
- Rối loạn thận: Có thể gặp tình trạng rối loạn thận nghiêm trọng như suy thận cấp tính.
- Viêm gan đột ngột, rối loạn chức năng gan hay vàng da: Viêm gan nghiêm trọng như viêm gan đột ngột, rối loạn các chức năng gan kèm việc tăng rõ rệt các chỉ số AST( GOT), ALT( GPT) hoặc Phosphatase kiềm, tình trạng vàng da có thể xảy ra.
Trong quá trình sử dụng, nếu bạn gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc Ziptum như trên, người sử dụng thuốc cần thông báo cho các bác sỹ, chuyên gia y tế.
Thận trọng
Cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm thuốc Ziptum Sachet với các đối tượng bệnh nhân sau:
- Người có tiền sử mẫn cảm với các thuốc thuộc nhóm penicillin.
- Người có khuynh hướng cá nhân hoặc ở gia đình có các phản ứng dị ứng như hen phế quản, phát ban, mày đay.
- Người có các rối loạn nặng về thận. Nên giảm liều ở các bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận thoáng qua hoặc lâu dài( độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút)
- Bệnh nhân không nuôi dưỡng được bằng miệng hoặc bệnh nhân cần nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hay có thể trạng suy nhược( Cefdinir có thể làm giảm thời gian prothrombin. Vì vậy, cần theo dõi tỉ mỉ các đối tượng bệnh nhân này vì có thể phát triển các triệu chứng thiếu hụt vitamin K).
- Người cao tuổi: Khi sử dụng thuốc này cho các bệnh nhân cao tuổi, cần phải hiệu chỉnh liều và khoảng cách dùng liều, dựa vào các nhận xét cẩn thận về lâm sàng cũng như tình trạng của bệnh nhân.
Các thận trọng khác:
- Khi nghi ngờ hoặc chưa chắc chắn về nhiễm khuẩn cũng như chỉ định phòng ngừa thì bệnh nhân không nên dùng thuốc vì nó có thể làm tăng các nguy cơ phát triển của vi khuẩn kháng thuốc.
- Cũng như các kháng sinh có phổ điều trị rộng, điều trị kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển của các chủng kháng khuẩn. Phải theo dõi bệnh nhân thận trọng nếu cần thiết. Nếu tình trạng nhiễm độc xảy ra trong quá trình điều trị, cần có các liệu pháp điều trị hỗ trợ thích hợp. Cefdinir cần được sử dụng thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử bị viêm ruột kết.
- Phân nhuốm máu hơi đỏ khi uống thuốc Ziptum 300mg cùng các chế phẩm chứa sắt như sữa bột hoặc uống cùng các chất dinh dưỡng.
- Có thể gặp tình trạng nước tiểu màu hoi đỏ.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng kháng sinh Ziptum cùng với các nhóm thuốc này có thể gây ra các tương tác thuốc:
- Các antacid( có chứa aluminum hoặc magie): Dùng đồng thời Cefdinir với thuốc có chứa aluminum hoặc magie làm giảm quá trình hấp thu Cefdinir. Nếu antacid thực sự cần thiết trong việc điều trị, cần uống Cefdinir trước hoặc sau ít nhất hai giờ uống các thuốc antacid.
- Probenecid: Như các kháng sinh beta- lactam khác, probenecid ức chế quá trình đào thải của thận đối với Cefdinir.
- Các thuốc bổ sung sắt và thức ăn chứa sắt: Sử dụng đồng thời Cefdinir với các chất có chứa sắt cũng thức ăn có sắt sẽ làm giảm hấp thu Cefdinir. Nếu thực sự cần thiết phải bổ sung sắt trong quá trình điều trị, cần uống Cefdinir ít nhất trước hoặc sau 2 tiếng.
Quá liều và xử trí
Quá liều
Chưa có thông tin chính xác về việc quá liều khi sử dụng Cefdinir ở người. Các dấu hiệu và triệu chứng khi sử dụng kháng sinh họ Beta- lactam khác bao gồm: nôn, buồn nôn, đi ngoài, đau thượng vị và co giật.
Xử trí
- Cefdinir có thể được loại ra khỏi cơ thể bằng cách thẩm tách máu.
- Trong trường hợp ngộ độc thuốc nặng do quá liều lượng cho phép, thẩm tách máu có thể giúp loại trừ cefdinir khỏi cơ thể. Việc này có thể có ích trong các trường hợp ngộ độc nặng do quá liều, đặc biệt là trong trường hợp nếu chức năng của thận bị suy giảm.
Lưu ý khi sử dụng
- Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để cách xa tầm tay trẻ em. Người sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng Ziptum.
- Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc Ziptum 300 đối với người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về thuốc Ziptum mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên mang tính chất tham khảo, hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn toàn diện trong quá trình sử dụng thuốc để cho hiệu quả tốt nhất.
Tài liệu tham khảo[+]
↑1 | Tham khảo thông tin thuốc Ziptum tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành dược – Bộ y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Ziptum&VN-17789-14. Ngày truy cập 7/1/2024 |
---|---|
↑2 | Tìm hiểu thêm về cơ chế tác dụng của Cefdinir tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24794905/, ngày tham khảo: 6/1/2024 |
Sản phẩm tương tự
Thuốc chống nhiễm khuẩn
0 đã bán
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Brucipro Tablets là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì?
10 đã bán
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Thuốc Pesancort 5g giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Có tác dụng gì?
1 đã bán
Thuốc chống nhiễm khuẩn
2 đã bán
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Mupirocin Ointment Supirocin là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Tác dụng?
8 đã bán
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Thuốc Bluemoxi 400mg giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Tác dụng gì?
1 đã bán
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Thuốc nhỏ mắt Moxikune giá bao nhiêu? Là thuốc gì? Cách dùng?
0 đã bán