Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả

Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Nấc cụt là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Cơn nấc có thể xuất hiện thoáng qua rồi hết cũng có thể xuất hiện trong vòng vài phút với vài lần trong một ngày. Nếu cơn nấc kéo dài, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, có thể bỏ ăn hoặc quấy khóc, hoặc cơn nấc gây cản trở giấc ngủ hay hơi thở của trẻ. Do đó, bài viết dưới đây của Nhà thuốc Minh Trang 1 sẽ mách mẹ những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả, giúp hạn chế tác động khó chịu của cơn nấc. 

Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt thường gặp ở trẻ nhỏ
Nấc cụt thường gặp ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấc cụt ở trẻ, ví dụ như:

  • Khi bé bú quá no làm căng dạ dày, kích thích cơ hoành gây nên hiện tượng nấc cụt.
  • Bé nuốt nhiều không khí, nhất là sau bú bình. Vì khi bé bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi lượng khí nuốt vào vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.
  • Khi bé bú quá nhanh hoặc mẹ cho bé bú khi bé vừa mới dứt cơn khóc.
  • Trào ngược dạ dày: Khi nấc xuất hiện có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện.
  • Dị ứng: Bé có thể bị dị ứng với các protein trong sữa công thức hay sữa mẹ, các thực phẩm mà mẹ đã ăn. Gây ảnh hưởng đến thực quản.
  • Thành phần protein trong sữa công thức có kích thước lớn, bị biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần gây khó tiêu, làm cho bé bị nấc cụt.
  • Nhiệt độ thay đổi: giảm nhiệt độ môi trường đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một vài yếu tố khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt như trẻ bị bệnh hen suyễn, bị dị ứng, hoặc trẻ bị hít phải không khí ô nhiễm,…

Nấc cụt không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé
Nấc cụt không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé

Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Thực chất, những cơn nấc không ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu phụ huynh cảm thấy lo lắng về tình trạng của con mình, có thể tham khảo một số cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh sau đây:

Cho trẻ bú sữa (uống nước) thành từng ngụm nhỏ 

Để cơn nấc nhanh chóng biến mất, mẹ cho trẻ bú sữa hoặc uống nước thành từng ngụm (với trẻ ăn dặm). Dù vậy, mẹ nên lưu ý khuyến cáo về lượng nước trẻ sơ sinh nên uống mỗi ngày theo từng độ tuổi cụ thể:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, không nên cho bé uống thêm nước vì nước đã được bổ sung từ nguồn sữa mẹ. Còn với trẻ bú sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống vài thìa nước nhỏ sau khi bú sữa xong.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Lúc này, đã có thể cho trẻ uống nước. Cụ thể, lượng nước trong khoảng từ 125ml đến 250ml mỗi ngày (tương đương từ ½ đến 1 ly nước).

Xoa, vỗ lưng cho trẻ

Vỗ lưng là cách đơn giản giúp bé nhanh hết nấc
Vỗ lưng là cách đơn giản giúp bé nhanh hết nấc

Đây là cách điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất. Mẹ chỉ cần massage hoặc xoa nhẹ vùng lưng của con để kích thích con ợ hơi. Mẹ nên thực hiện động tác nhẹ nhàng để bảo vệ khung xương còn yếu của trẻ.

Dùng tay bịt lỗ tai hoặc bịt hai cánh mũi của trẻ

Một mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng là dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của con. Cụ thể, mẹ dùng hai ngón tay của mình bịt hai lỗ tai của con trong 30 giây. Sau đó, mẹ thả tay ra để bóp nhẹ hai cánh mũi và bịt miệng con lại trong vài giây. Mẹ lặp lại động tác này từ 15 – 20 lần giúp cắt cơn nấc của con.

Cho trẻ ngậm ti giả

Mẹ có thể thoa một ít siro lên ti giả và cho con ngậm. Việc này giúp phân tán sự chú ý của trẻ, giúp cơ hoành được thư giãn hơn, từ đó giảm tình trạng nấc cụt liên tục.

Cho bé ăn một ít đường (với trẻ ăn dặm)

Phương pháp này hoạt động bằng cách kích thích hầu họng (cổ họng) và điều khiển lưỡi gà (phần thịt treo ở phía sau cổ họng của bạn). Làm như vậy sẽ giúp dây thanh quản của bạn thư giãn và cũng khiến cơ thể bạn mất tập trung trong một thời gian ngắn[1]Remedies for Hiccups, theo WebMD: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/remedies-for-hiccups. Ngày tham khảo 29/2/2024.

Với trẻ đang ăn dặm xảy ra nấc, mẹ có thể cho con ăn một ít đường như để gửi “thông tin giả” đến hệ thần kinh. Nhờ vậy làm dừng lại tình trạng co thắt cơ hoành, khiến cơn nấc cụt cũng dừng hẳn.

Chơi với con cũng là một phương pháp chữa nấc cụt

Chơi với con giúp con quên đi cơn nấc
Chơi với con giúp con quên đi cơn nấc

Một điều thú vị là khi các bé quên đi cơn nấc thì chúng có thể tự biến mất. Do đó, mẹ có thể đưa cho bé đồ chơi ưa thích, chơi đùa cùng để phân tán sự chú ý của bé làm não bộ quên đi cơn nấc. Lúc này, bé sẽ chú tâm vào đồ chơi hoặc các hoạt động nô đùa với mẹ mà quên đi cơn nấc.

Đây là một mẹo chữa chữa nấc vô cùng đơn giản mà mẹ có thể thử ngay giúp ngưng cơn nấc cụt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dùng nước mài

Nước mài (gripe water) là một dạng thực phẩm bổ sung để chữa đau bụng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa cho trẻ em. Hầu hết các công thức nước mài đều chứa các loại thảo mộc như: thì là, gừng, hoa cúc, cam thảo, tía tô, quế. Nước mài đã được chứng minh là có thể dùng chữa nấc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu tình trạng nấc cụt thường xuyên dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, mẹ có thể sử dụng nước mài chữa nấc cho trẻ.

Chữa nấc bằng bấm huyệt 

Cha mẹ có thể bấm huyệt để chữa nấc cho con
Cha mẹ có thể bấm huyệt để chữa nấc cho con

Trong YHCT, dựa trên lý luận về kinh lạc và vị trí những huyệt đạo trên cơ thể thì bấm huyệt có thể hỗ trợ chữa nấc cụt. Thông qua điều chỉnh lại “khí” trong cơ thể, giúp lưu thông khí huyết và kinh lạc cũng như cải thiện vi tuần hoàn. Bấm huyệt cũng giúp thư giãn cho cơ hoành, làm dịu dạ dày cũng như vùng ngực.

Bấm huyệt nhân trung

Huyệt nhân trung của trẻ sơ sinh nằm ở điểm 1/3 trên đường nhân trung. Bạn dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa day theo chiều kim đồng hồ ở huyệt này một cách nhẹ nhàng trong khoảng từ 20 đến 30 giây. Lặp lại động tác cho đến khi trẻ khỏi nấc hoàn toàn thì ngừng.

Bấm huyệt thiên đột

Huyệt thiên đột nằm tại chỗ lõm trên xương ức. Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó dùng ngón trỏ hoặc giữa đặt vào chỗ lõm trên ức trẻ chéo theo góc 45 độ. Tiếp đó, từ từ ấn nhẹ vào và day ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 20 – 30 giây thì nghỉ. Sau đó tiếp tục lặp lại đến khi trẻ khỏi nấc cụt.

Bấm huyệt nội quan

Huyệt nội quan của trẻ sơ sinh nằm ở cổ tay, cụ thể là nằm giữa hai gân cổ tay. Cần xác định vị trí huyệt này bên tay trái của trẻ, sau đó dùng ngón tay cái đặt vào vị trí huyệt, day nhẹ trong 20 – 30 giây. Thực hiện xong với tay trái thì chuyển qua tay phải và cứ lặp lại như vậy đến khi trẻ hết nấc.

Bấm huyệt toản trúc

Huyệt toản trúc nằm ở góc trong của cung lông mày và trẻ sẽ có hai huyệt toản trúc ở hai bên lông mày. Đầu tiên, đặt trẻ nằm ngửa trên giường. Tiếp theo xác định vị trí huyệt rồi dùng ngón giữa day theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện với cả hai huyệt toản trúc sẽ giúp nâng cao hiệu quả.

Lưu ý khi bấm huyệt trị nấc cho bé

Tuy nhiên, nếu thực hiện phương pháp này, cha mẹ cần lưu ý kỹ thuật cần được thực hiện chính xác và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Một số vấn đề cha mẹ cần cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này như:

  • Cha mẹ có biết cách xác định được đúng huyệt đạo khi trẻ còn quá nhỏ không? Trẻ có chủ động hợp tác không?. Nếu bấm sai huyệt, bấm vào những huyệt đạo nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
  • Nếu thực hiện thao tác bấm huyệt tác động lực quá mạnh có thể khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu, bầm tím.
  • Chữa nấc cụt bằng phương pháp bấm huyệt chỉ có tác dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh nấc cụt sinh lý, nấc cụt do bú nhanh, bú sai cách,… Nếu nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra do bệnh lý, phương pháp này sẽ không có tác dụng.
Lưu ý: Khi trẻ nấc cụt mẹ không cho trẻ uống nước lạnh. Không bế rung, lắc con vì làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, làm trẻ hoảng sợ.

Các cách ngừa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Để hạn chế số lần bé bị nấc cụt [2]What to Do If Your Baby Has Hiccups, theo WebMD: https://www.webmd.com/baby/what-to-do-if-your-baby-has-hiccups. Ngày tham khảo 29/2/2024, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể chú ý và tham khảo một số phương pháp sau:

Cho trẻ bú đúng cách 

Trẻ bú đúng cách sẽ hạn chế bị nấc cụt
Trẻ bú đúng cách sẽ hạn chế bị nấc cụt

Để tránh tình trạng trẻ bú quá no dẫn đến nấc cụt, mẹ nên cho trẻ bú chậm, có các khoảng nghỉ để dễ dàng theo dõi phản ứng con khi no sữa. Đặc biệt trong 2 tháng đầu đời, mẹ nên thực hiện cho con ngừng 1 lần sau 10 lần trẻ nuốt sữa để trẻ hít thở và học cách điều chỉnh tốc độ bú. Điều này cũng sẽ hạn chế tình trạng con nuốt không khí vào bụng vì bú quá nhanh và nhiều sữa.

Cho trẻ uống sữa với lượng vừa đủ, chia thành nhiều cữ bú

Đảm bảo con bú sữa với liều lượng vừa đủ cũng giúp phòng tránh tình trạng nấc cụt hiệu quả. Cụ thể, mẹ cần xác định lượng sữa phù hợp theo từng độ tuổi của con:

Độ tuổi Lượng sữa cần uống Số cữ bú tương đương
7 ngày tuổi – 1 tháng  35 – 60ml 6 – 8
 2 tháng tuổi 60 – 90ml 5 – 7
3 tháng tuổi 60 – 120ml 5 – 6
4 tháng tuổi 90 – 120ml 5 – 6
5 tháng tuổi 90 – 120ml 5 – 6
 6 tháng tuổi 120 – 180ml 5
7 tháng tuổi 180 – 220ml 3 – 4
8 tháng tuổi  200 – 240ml 4
9 -12 tháng tuổi 240ml 4

Đảm bảo phòng trẻ luôn có nền nhiệt ổn định

Mẹ nên lưu ý để kiểm soát nhiệt độ trong phòng, không làm trẻ bị lạnh. Ngoài ra, cũng nên lưu ý không để nhiệt độ nước tắm cho bé chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ phòng.

Cho bé ợ hơi trong khi bú

Vỗ lưng ợ hơi cho bé giúp tống khí đang mắc kẹt ra ngoài
Vỗ lưng ợ hơi cho bé giúp tống khí đang mắc kẹt ra ngoài

Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu nấc khi bú vì lượng khí dư thừa gây kích ứng dạ dày. Việc đỡ chúng thẳng đứng và vỗ nhẹ vào lưng sẽ giúp giải phóng lượng bọt khí thừa này lên thực quản. Sau đó, khí thoát ra ngoài giúp con thoải mái hơn.

Cho ăn chậm lại

Nếu bạn nhận thấy bé luôn bị nấc khi bú thì có thể bạn đã cho bé ăn quá nhanh. Cho bé ăn chậm lại có thể giúp làm giảm nguy cơ bé bị nấc.

Chỉ cho bé bú khi bé đã bình tĩnh

Cố gắng cho bé ăn trước khi bé bị đói và bắt đầu quấy khóc. Nếu bé khó chịu trong khi bú, sữa có thể không trôi xuống một cách trơn tru, thuận lợi. Và điều này có thể gây kích ứng thực quản của bé.

Giữ bé thẳng sau khi bú

Tư thế ngồi thẳng giúp đảm bảo quá trình tiêu hóa của bé diễn ra suôn sẻ. Do đó, hạn chế nguy cơ bé bị đầy hơi, giảm khả năng bị nấc.

Chọn kích thước núm vú phù hợp với bé

Chọn núm vú có kích thước phù hợp giúp hạn chế khí vào bụng bé
Chọn núm vú có kích thước phù hợp giúp hạn chế khí vào bụng bé

Nếu bạn cho bé bú bình, hãy đảm bảo núm vú của bạn chảy ra không quá nhanh hoặc quá chậm đối với bé. Dòng chảy phù hợp có thể phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Vì vậy bạn có thể phải thay núm vú bình sữa vài tháng một lần.

Đảm bảo núm vú trong bình chứa đầy sữa khi bạn cho bé bú

Nếu bạn cho bé bú bình, cần hạn chế  lượng không khí trong núm vú trước khi cho bé bú. Không khí thừa có thể khiến bé bị nấc hoặc tình trạng nấc của bé trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là những nguyên nhân và cách chữa nấc cho trẻ sơ sinhNhà thuốc Minh Trang 1 đã tổng hợp được. Hy vọng những cách chữa nấc kể trên sẽ hữu ích cho mẹ khi cần thiết. 

3.3/5 - (3 bình chọn)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Remedies for Hiccups, theo WebMD: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/remedies-for-hiccups. Ngày tham khảo 29/2/2024
2 What to Do If Your Baby Has Hiccups, theo WebMD: https://www.webmd.com/baby/what-to-do-if-your-baby-has-hiccups. Ngày tham khảo 29/2/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *