Trẻ sơ sinh cần bổ sung DHA không? Khi nào? Cách bổ sung?

Trẻ sơ sinh cần bổ sung DHA

Tình trạng trẻ sơ sinh thiếu thành phần dinh dưỡng quan trọng DHA hiện nay ngày càng nhiều. Nhiều ông bố bà mẹ vẫn chưa trang bị đầy đủ kiến thức về thông tin này. Thấu hiểu điều này, Nhà thuốc Minh Trang sẽ giúp các mẹ thắc mắc về vấn đề liên quan đến việc Trẻ sơ sinh cần bổ sung DHA không? một cách hữu ích nhất và chính xác nhất. Hãy cùng nhà thuốc chúng tôi tìm hiểu và bàn luận về vấn đề này qua bài viết sau đây.

DHA là gì? Vai trò của DHA với sự phát triển của cơ thể

Trẻ sơ sinh cần bổ sung DHA để cung cấp đầy đủ dưỡng chất
Trẻ sơ sinh cần bổ sung DHA để cung cấp đầy đủ dưỡng chất

DHA [1] 12 Health Benefits of DHA Docosa-Hexaenoic-acid nguồn Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/dha-benefits. Truy cập ngày 12/03/2024 được viết tắt từ Docosa-Hexaenoic-acid (acid béo không no cần thiết cho cơ thể) thuộc nhóm acid béo Omega-3. DHA đóng vai trò là thành phần chính tạo nên não bộ của chúng ta (chiếm 15 – 20%) đồng thời cũng là cấu tạo của võng mạc mắt (chiếm từ 50 – 60%). Đây là lý do nên cần bổ sung DHA cho trẻ em để hoàn thiện toàn diện chức năng của võng mạc mắt và não bộ.

Đối với cơ thể của người trưởng thành, DHA có tác dụng giảm lượng mỡ máu (giảm lượng triglyceride máu, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu trong máu).

Do đó, DHA quan trọng trong việc giảm thiểu nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Mặt khác, bổ sung đầy đủ DHA giúp trẻ giảm thiểu rối loạn tăng động giảm chú ý, xơ nang, suy giảm nhận thức.

Trẻ sơ sinh có cần bổ sung DHA không?

Đối với trẻ sơ sinh vừa mới sinh ra chưa có khả năng tổng hợp DHA từ thức ăn thay thế sữa mẹ và dầu thực vật. Trẻ mới sinh chưa thể chuyển tiền tố DHA (từ thức ăn thay thế từ sữa mẹ, dầu thực vật) thành DHA. Chính vì vậy với trẻ sinh non, trẻ sơ sinh có cần bổ sung DHA, trẻ dưới 6 tháng hay trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung DHA và cách bổ sung tốt nhất là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu. Bởi lẽ, trong sữa của mẹ đã có đầy đủ DHA cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ.

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu DHA mỗi ngày?

Hàm lượng DHA cần thiết cho trẻ sơ sinh là 0,32% trên tổng số lượng acid béo ( tương đương khoảng 17 mg DHA mỗi 100 kcal). Theo nghiên cứu và khuyến cáo của WHO – tổ chức Y tế Thế giới, mẹ đang cho con bú hoặc đang mang thai nên bổ sung ít nhất 200 mg DHA hàng ngày. Nếu mẹ trẻ không đủ sữa hoặc trẻ không được bú sữa mẹ thì trẻ cần được cung cấp và bổ sung DHA đầy đủ thông qua các loại sữa chứa thành phần DHA.

Khi nào cần bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh?

Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh
Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh

DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện về cả mọi mặt. Đặc biệt, DHA là thành phần giúp trí óc nhanh nhạy, thị lực tốt, chỉ số trí tuệ tăng. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng suy giảm tri nhớ trong quá trình học tập và làm việc. Vì vậy, việc bổ sung thành phần này ngay từ trong những năm tháng đầu đời là thiết yếu.

Theo tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, đối với phụ nữ đang trong thời kì mang thai và cho con bú đảm bảo cần dung nạp ít nhất là 200 mg DHA mỗi ngày. Việc bổ sung DHA thông qua người mẹ giúp cung cấp cho thai nhi lượng DHA qua rốn. Ngoài ra, việc bổ sung DHA cũng phải được thực hiện đối với cả trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, trẻ từ 1 tuổi đến 6 tuổi và trẻ trên 6 tuổi. Cách tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện là cha mẹ nên bổ sung đủ lượng DHA hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng có chứa DHA. Đồng thời, cũng có một số sản phẩm như trên thị trường như: kẹo dẻo vitamin.

Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh như thế nào?

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cho con bú sữa mẹ chính là cách tốt nhất để bổ sung DHA. Nếu trong trường hợp bé không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì cần bổ sung DHA thông qua sữa chứa thành phần này. Thuỷ hải sản, dầu cá, cá… là những thực phẩm có thành phần giàu DHA cần thiết và cung cấp để cho trẻ phát triển toàn diện về mặt não bộ lẫn võng mạc mắt. Chính vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày cho bé, bạn nên bổ sung những thực phẩm này nhé!
  • Đối với trẻ từ 1 tuổi – 6 tuổi, đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc cần thiết lượng DHA. Bởi lẽ DHA quan trọng trong quá trình kích thích sự phát triển toàn diện trí não của trẻ nhỏ. Hơn thế nữa, DHA được chứng minh hỗ trợ và tăng cường sức khoẻ tim mạch của trẻ. Do vậy mà, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa DHA.
  • Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, đây là khoảng thời gian bắt đầu học tập và tiếp thu thế giới bên ngoài nhiều, não bộ của trẻ hoạt động liên tục để khám phá kiến thức mới. Đề phục vụ tốt cho việc học, tăng cường trí nhớ, xử lí tình huống và tập trung cho việc học thì các cha mẹ nên thường xuyên bổ sung DHA.

Hướng dẫn cách bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh

Bổ sung DHA để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện
Bổ sung DHA để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện

Bổ sung DHA bằng đường uống

Trong sữa mẹ phải cung cấp đầy đủ DHA tối thiểu từ 600-800 miligram DHA hàng ngày. Nếu sữa mẹ không đảm bảo cung cấp, có thể bổ sung cho trẻ sơ sinh thông qua các thực phẩm chức năng có chứa DHA.

Các loại sữa có công thức DHA chính là lựa chọn phù hợp cho trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ. Thế nhưng, cần chú ý thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm và tham khảo ý kiến tư vấn của người có chuyên môn. Từ đó, bạn có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp và đúng cách. Cha mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm như: sữa Nutifood, Abbott Grow, sữa Aptamil….

Bổ sung DHA bằng thực phẩm

Vì sữa mẹ là nguồn cung cấp DHA chủ yếu cho trẻ sơ sinh nên việc bổ sung thành phần DHA cho mẹ bé là điều thiết yếu và vô cùng quan trọng. Người mẹ nên ăn các loại thực phẩm có chứa lượng Omega-3 và DHA [2]Selecting and Serving Fresh and Frozen Seafood Safely, nguồn FDA: https://www.fda.gov/food/buy-store-serve-safe-food/selecting-and-serving-fresh-and-frozen-seafood-safely. Truy cập ngày … Continue reading để cung cấp cho con. Một số gợi ý dành cho mẹ về thực phẩm như: cá, sữa chưa, trứng, các loại hạt khô…. 

  • Các loại cá như: cá thu, cá chép, cá hồi, cá mòi…. là thực phẩm chứa hàm lượng DHA rất lớn. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng khoảng 300 gram mỗi tuần. Bạn nên sử dụng vừa phải để tránh các nguy cơ tiềm ẩn: nhiễm độc thuỷ ngân.
  • Lòng đỏ của trứng gà có chứa nhiều choline và DHA. Nhưng, bạn cần ăn trứng đã chín hoàn toàn để nhận được lượng DHA tốt nhất, không nên ăn trứng đánh bông hay trứng lòng đào nhé!
  • Các loại hạt được kể đến như: hạt hạnh nhâ, hạt óc chó, hạt mac ca…. cũng là sản phẩm bổ sung DHA tốt nhất cho não bộ và mắt. Đồng thời, sữa từ những loại hạt này giúp cung cấp DHA thiết yếu cho cơ thể mẹ.
  • Các loại rau xanh, đặc biệt là ray cải xoăn, bí ngô, bắp cải, cải xoong… rất giàu DHA. Lưu ý cần mua và dùng rau sạch để chế biến đúng cách và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé!

Trẻ sơ sinh bổ sung DHA khi nào?

Trẻ sơ sinh cần bổ sung DHA để phát triển toàn diện
Trẻ sơ sinh cần bổ sung DHA để phát triển toàn diện

Thời điểm tốt nhất để bổ sung DHA cho bé là vào mỗi buổi sáng thức dậy. Do vậy, đây nên là thói quen dinh dưỡng hàng ngày.

Ngoài ra, theo nghiên cứu và công nhận từ nước Anh, việc bổ sung DHA vào buổi tối cũng giúp cho cả trẻ sơ sinh và mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. Đồng thời, bổ sung thành phần này vào buổi tối giúp cho bạn có ngày mới đầy tinh thần hơn. Từ đó, đảm bảo được sức khỏe cho mẹ bầu, đồng thời đảm bảo mẹ bầu sẽ đủ năng lượng cho việc chăm sóc con.

Lưu ý cần biết khi dùng viên uống bổ sung DHA cho trẻ em

  • Khi mẹ sử dụng thực phẩm bổ sung DHA, mẹ cần thực hiện theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Phải thực hiện đúng thông tin ghi trên nhãn, không tự ý thay đổi liều và thời gian sử dụng. Bởi lẽ, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Do đó, nếu ảnh hưởng từ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ sẽ rất khó khắc phục. Vậy nên, mẹ nên cẩn trọng hết sức khi sử dụng sản phẩm.
  • Các dấu hiệu xảy ra khi gặp tương tác DHA như: sưng mặt, nhịp tim không đều, đau lưỡi,…
  • Đối với trường hợp mẹ đang gặp những vấn đề về sức khoẻ như bệnh nền: suy giảm tuyến giáp, suy gan, rối loạn nhịp tim… cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi lẽ, tình trạng sức khoẻ có thể ảnh hướng đến hiệu quả của việc bổ sung thành phần DHA.
  • Khi bảo quản DHA cần để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Tuyệt đối để sản phẩm DHA tránh xa khỏi tầm tay trẻ em.
  • Nếu bảo quản sản phẩm DHA ở trong tủ lạnh, điều này có thể gây biến đổi thành phần. Do vậy, sản phẩm DHA sẽ không tốt cho người sử dụng.
5/5 - (1 bình chọn)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 12 Health Benefits of DHA Docosa-Hexaenoic-acid nguồn Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/dha-benefits. Truy cập ngày 12/03/2024
2 Selecting and Serving Fresh and Frozen Seafood Safely, nguồn FDA: https://www.fda.gov/food/buy-store-serve-safe-food/selecting-and-serving-fresh-and-frozen-seafood-safely. Truy cập ngày 12/3/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *