Bầu nghén nên ăn gì và kiêng gì cho đỡ nghén? Chế độ ăn như thế nào?

Bầu nghén nên ăn gì và kiêng gì?

Mang thai và sinh con là niềm vui to lớn cũng như là một hành trình dài của người mẹ. Tuy nhiên không ít bà bầu khổ sở vì chứng nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Vậy Mẹ bầu nghén nên ăn và kiêng gì cho đỡ nghén mà vẫn đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh? Hãy cùng Nhà thuốc Minh Trang 1 tìm hiểu thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu ốm nghén, tránh nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc sinh ra thiếu cân qua bài viết dưới đây. 

Bà bầu nên ăn theo chế độ như thế nào cho đỡ nghén?

Dinh dưỡng cho mẹ bầu nên đầy đủ và phù hợp
Dinh dưỡng cho mẹ bầu nên đầy đủ và phù hợp

Trong quá trình cung cấp dưỡng chất, có thể mẹ sẽ gặp phải một vài loại thực phẩm khiến tình trạng nghén của mẹ trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn uống đúng cách sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng chiến thắng cơn nghén. Do đó, khi thiết lập chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cho mình, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn (tối thiểu 6 bữa/ngày).
  • Thực đơn dinh dưỡng cần cân đối các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết gồm chất béo, chất đạm, bột đường, các vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Không nên ăn quá nhiều hay quá ít: Ăn quá nhiều là nguyên nhân khiến mẹ dễ nôn ói. Ăn quá ít sẽ khiến dạ dày sôi sục, khó chịu vì không được lấp đầy.
  • Nên uống nhiều nước: Các mẹ bầu nên uống 1 ly nước mỗi giờ giúp giảm thiểu triệu chứng ốm nghén cũng như tránh cho cơ thể bị mất nước.
  • Cần xác định những loại thực phẩm khiến tình trạng nghén trở nên trầm trọng hơn. Nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu.
  • Bổ sung các vitamin, đặc biệt vitamin B6 vì giúp giảm nghén hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu không được tự ý bổ sung khi chưa có sự đồng ý của người có chuyên môn. Mọi vấn đề về sử dụng thuốc trong thai kỳ cần phải có sự tư vấn và chấp thuận của bác sĩ.

Mẹ bầu nghén nên ăn gì?

Các loại thực phẩm giúp giảm triệu chứng
Các loại thực phẩm giúp giảm triệu chứng

Các triệu chứng nghén mang lại sự khó chịu cho mẹ bầu đã thấy rõ. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghén kéo dài mẹ bầu sẽ đứng trước nguy cơ sụt cân, thai nhi thiếu dưỡng chất. Nguyên nhân là do những cơn nôn ói thường xuyên dẫn đến mất cảm giác thèm ăn, ăn không, ăn ít, không muốn ăn. Mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng một vài thực phẩm sau đây vào thực đơn giúp giảm nghén:

Các thực phẩm chứa gừng

Gừng chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn, nôn hiệu quả. Mẹ bầu có thể uống một ly nước ấm kèm 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh và vài lát gừng đập dập vào mỗi sáng ngủ dậy. Bất cứ lúc nào cảm thấy buồn nôn, mẹ hãy uống hỗn hợp nước mía hòa cùng nước ép gừng tươi, giúp giảm nghén rất tốt.

Các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi, sữa chua, phô mai… có chứa “thuốc kháng axit” tự nhiên, giúp trung hòa axit dạ dày và giảm cơn ốm nghén cực tốt. Mẹ bầu có thể sử dụng sữa chua ít béo hoặc sữa chua hoa quả. Sữa chua bổ sung lợi khuẩn, vitamin, magie, phospho. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng các sản phẩm đã được tiệt trùng, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.

Bánh mì, bánh quy

Carbohydrate có trong bánh quy giúp trung hòa axit dạ dày. Mẹ bầu có thể bổ sung một lát bánh mì hay một vài chiếc bánh quy trong thực đơn.

Me

Me có vị chua, trị nôn, chán ăn khá hiệu quả. Mẹ bầu hãy cho quả me vào nước và đun sôi, rồi chắt lấy nước uống sẽ giúp giảm triệu chứng nghén.

Dưa hấu

Dưa hấu giúp bù lại lượng nước đã mất cho các mẹ bầu hay nôn ói. Hơn nữa, ăn vài miếng dưa hấu hay nhâm nhi một ly nước ép dưa hấu cũng giúp chế ngự cơn buồn nôn.

Chuối

Cơ thể mẹ bầu sẽ hao hụt lượng kali đáng kể khi nôn ói hay tiêu chảy,, khiến mẹ mệt mỏi, buồn nôn. Lúc này, ăn một quả chuối sẽ giúp bổ sung lượng kali vừa mất. Đồng thời cũng giúp mẹ ngăn ngừa cơn ốm nghén kịp thời.

Nho

Nhiều mẹ bầu thích ăn nho vì loại trái cây này có vị ngọt, dễ ăn, cũng như có lợi cho hệ tiêu hóa. Nho có chứa hàm lượng đường glucose cao, cung cấp năng lượng cho mẹ. Nho còn chứa vitamin C giúp mẹ bớt các triệu chứng ốm nghén, nhanh chóng phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều nho vì có thể dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ, khó tiêu hay béo phì.

Cam

Là loại quả rất giàu vitamin C và nhiều nước. Cam giúp cải thiện khả năng phân giải và hấp thụ sắt từ thực phẩm. Ngoài ra, mùi vị thơm chua ngọt của cam cũng giúp mẹ xua tan cảm giác buồn nôn ốm nghén.

Củ cải

Củ cải có tác dụng chống buồn nôn rất hiệu quả. Cách chế biến rất đơn giản, có thể ép củ cải lấy nước uống hoặc nấu thịt kho củ cải, củ cải xào trứng, canh củ cải…

Khoai lang, khoai tây

Khoai lang và khoai tây giàu chất xơ cùng các loại vi chất thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, folate, photpho… Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên giúp cung cấp nhiều dưỡng chất và giúp giảm các triệu chứng ốm nghén. Khoai tây hấp hay nướng cũng là món ăn nhẹ hoàn hảo cho mẹ bầu. Bởi khoai tây cung chất bột đường giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Do đó làm giảm cảm giác buồn nôn cho mẹ.

Trà bạc hà

Ngoài những loại thực phẩm nên ăn, mẹ có thể tham khảo công thức trà bạc hà. Bạc hà là một loại thảo dược có công dụng trị buồn nôn, tăng cường tiêu hóa. Đặc biệt, Bạc hà hỗ trợ kích thích túi mật tiết mật, giúp quá trình tiêu hóa chất béo xảy ra dễ dàng hơn. Từ đó hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu xảy ra ở mẹ bầu.

Bà bầu nghén nên kiêng gì? 

Một số thực phẩm mẹ không nên ăn
Một số thực phẩm mẹ không nên ăn

Mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế ăn trong quá trình mang thai tránh những biến chứng cho thai nhi những loại thực phẩm sau:

  • Các loại cá biển như cá mập, cá cờ, cá thu vua, cá nhám cam,… là những thực phẩm dễ bị nhiễm thủy ngân với hàm lượng cao, có liên quan đến sự chậm phát triển và tổn thương não của thai nhi. Do đó, phụ nữ có thai nên tránh loại thực phẩm này.
  • Các loại thịt, cá sống hoặc tái như Sushi, bò bít tết, thịt cá còn sống đều có thể chứa vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis,… gây ngộ độc. Mẹ bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín.
  • Các loại thịt chế biến sẵn: thịt nguội, xúc xích, giăm bông,… có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Tuy loại vi khuẩn này không gây hại đối với người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm với các bà bầu. Listeria có khả năng đi qua nhau thai rồi lây nhiễm sang em bé, dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu và có thể đe dọa tính mạng bé.
  • Gan động vật: Đây là thực phẩm giàu sắt và vitamin A. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn nguy hiểm tiềm tàng vì gan là nơi thải độc của cơ thể. Trong quá trình mang thai, nếu bà bầu ăn quá nhiều gan động vật, lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá nhiều. Điều đó ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.
  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không được tiệt trùng: Một số sản phẩm được chế biến từ sữa chưa tiệt trùng như pho mát đều có thể chứa vi khuẩn Listeria gây sẩy thai.
  • Khoai tây mọc mầm: Có chứa solanin, là chất độc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bị ngộ độc solanin sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa cũng như hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng khuyến cáo người bình thường không nên sử dụng khoai tây mọc mầm
  • Rau sống là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli,… có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ngộ độc.
  • Hạn chế ăn một số loại thực phẩm: khổ qua, rau ngót, rau răm, măng, đu đủ xanh, dứa (thơm), nhãn, mực…. Các loại thực phẩm này có chứa các thành phần kích thích làm tăng co bóp tử cung. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào đủ lớn chỉ ra việc ăn các thực phẩm trên là an toàn hay không và ăn với hàm lượng bao nhiêu là an toàn. Tuy nhiên vẫn nên cân nhắc khi sử dụng.

Mẹ bầu cần tránh các loại đồ uống

Cafe

Mặc dù hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải là được phép. Nhưng có những nghiên cứu khác cho thấy rằng việc tiêu thụ caffeine có thể liên quan đến sẩy thai. Tránh dùng caffeine trong ba tháng đầu để giảm khả năng sảy thai. Theo nguyên tắc chung, lượng caffeine nên được giới hạn ở mức dưới 200 mg mỗi ngày trong thời kỳ mang thai.

Rượu, bia

Việc uống rượu, bia gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mẹ bầu uống rượu, một phần sẽ dễ dàng đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi, đồng nghĩa với việc thai nhi uống rượu. Một hậu quả vô cùng nghiêm trọng là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD), khiến thai nhi kém phát triển, có thể bị dị tật bẩm sinh. Do đó, nếu phụ nữ mang thai uống rượu, bia thì thai nhi có thể bị tổn thương. Và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Trên đây là những loại thực phẩm mẹ bầu nghén nên ăn và kiêng Nhà thuốc Minh Trang 1 đã tìm hiểu và tổng hợp được. Hy vọng đem đến thông tin hữu ích cho mẹ bầu.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *